2024-11-28 HaiPress
"Các đánh giá đều nhất quán rằng ATACMS sẽ không thay đổi tính toán hạt nhân của Nga",một trợ lý nghị sĩ Mỹ được tiếp cận các thông tin tình báo của nước này ngày 27/11 nói với Reuters,đề cập đến tên lửa đạn đạo có tầm bắn lên tới 300 km mà Mỹ cho phép Ukraine sử dụng để tập kích lãnh thổ Nga.
Theo một số nguồn tin,loạt phân tích của tình báo Mỹ trong 7 tháng qua kết luận không có khả năng xảy ra leo thang hạt nhân khi Washington nới lỏng hạn chế đối với vũ khí mà họ viện trợ cho Kiev.
Quan điểm này không thay đổi sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden cho phép Ukraine dùng tên lửa ATACMS tấn công lãnh thổ Nga và việc Moskva đáp trả bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik tuần trước,vốn có thể nhằm phát tín hiệu cảnh báo cho Mỹ và các nước châu Âu.
Khoảnh khắc Ukraine phóng tên lửa ATACMS vào lãnh thổ Nga
Khoảnh khắc Ukraine phóng tên lửa ATACMS vào lãnh thổ Nga. Video: Quân đội Ukraine
Theo hai quan chức Mỹ cấp cao,một nghị sĩ và hai trợ lý nghị sĩ,Nga thời gian tới có khả năng tăng cường chiến dịch phá hoại ở châu Âu để tăng áp lực lên các quốc gia phương Tây ủng hộ Ukraine,nhưng sẽ không có các động thái về hạt nhân.
Một người trong số này cho biết Mỹ nhận định Nga sẽ không tìm cách sử dụng lực lượng hạt nhân của mình,thay vào đó triển khai hoạt động mà họ coi là phù hợp "để đáp trả hành động leo thang của Mỹ". Vụ phóng tên lửa Oreshnik mang đầu đạn phi hạt nhân tuần trước được coi là một phần trong nỗ lực đó.
Theo các quan chức Mỹ,những thông tin tình báo nói trên giúp định hướng cho tranh cãi trong nhiều tháng qua về việc liệu quyết định nới lỏng hạn chế đối với vũ khí Mỹ viện trợ cho Ukraine có khiến Nga tức giận hay không.
Nhiều quan chức Mỹ ban đầu phản đối phá rào vũ khí vì lo ngại tình hình sẽ leo thang và không chắc chắn về cách Nga phản ứng. Một số quan chức tại Nhà Trắng,Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng hành động trả đũa của Nga sẽ khiến công dân Mỹ thương vong hoặc các nước thành viên NATO trúng đòn tập kích,số khác đặc biệt lo ngại về nguy cơ leo thang hạt nhân.
Các quan chức Mỹ cho rằng lo ngại về việc căng thẳng gia tăng,trong đó có nguy cơ tấn công hạt nhân,đã bị thổi phồng quá mức. Tuy nhiên,họ nhận định tình hình chiến sự Nga - Ukraine vẫn ở mức nguy hiểm,không thể loại trừ nguy cơ leo thang hạt nhân và khả năng Nga tìm những cách thức trả đũa bí mật nhắm vào phương Tây vẫn là mối lo âu.
Tổ hợp ICBM RS-24 Yars của Nga khai hỏa trong đợt diễn tập năm 2022. Ảnh: RIA Novosti
"Phản ứng kiểu chiến tranh lai của Nga là điều đáng ngại",Angela Stent,chuyên gia về Nga và Đông Âu tại Đại học Georgetown,nhận định. "Nguy cơ leo thang chưa bao giờ biến mất,thậm chí mối lo ngại giờ đây còn lớn hơn".
Nhà Trắng và Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ từ chối bình luận,Nga chưa phản hồi về thông tin trên.
Các đánh giá của tình báo Mỹ cho rằng dù nhiều lần cảnh báo sử dụng vũ khí hạt nhân,Nga khó làm như vậy vì chúng không mang lại lợi ích quân sự rõ ràng. Các quan chức tình báo Mỹ nhận định vũ khí hạt nhân sẽ là phương sách cuối cùng của Nga.
Nguyễn Tiến (Theo Reuters,AP,AFP)
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.
©bản quyền2009-2020 Thông tin Công nghệ Việt Nam Liên lạc với chúng tôi SiteMap